LỢI ÍCH CỦA TẢO KHUÊ TRONG AO TÔM

15/01/2024 - 07:25
165 views

Trong các loại tảo xuất hiện trong ao nuôi tôm thì tảo khuê là loại mang lại nhiều lợi ích nhất cho tôm nuôi. Đây là nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cao cho tôm, nhất là giai đoạn ấu trùng. Tảo khuê cũng sẽ hạn chế các chất độc amoniac và kim loại nặng, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các loại tảo sợi không mong muốn.

1. Tảo khuê

Tảo khuê hay tảo Silic là loại tảo có lợi, xuất hiện khắp nơi, nước mặn, nước ngọt, đất hoặc trên mặt đất. Tảo khuê là một loại tảo quang hợp được tìm thấy trong hầu hết các điều kiện môi trường nước. Chúng là những sinh vật dị dưỡng, có thể sinh trưởng riêng lẻ hoặc tập hợp lại với nhau, với khả năng di chuyển rất hạn chế. Ngoài tự nhiên, tảo khuê đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà sinh hoá đối với đại dương.

Cũng giống như đa số các loại tảo khác, tảo khuê hấp thụ CO2 và ánh sáng mặt trời để tạo oxy, được ví như một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Sản phẩm đồng hoá từ CO2 và lipid và chrysolaminaran, thường tụ lại thành các giọt chất dự trữ màu da cam. Ngoài ra còn có các giọt volutin màu xanh da trời.

Khi chiếm ưu thế trong ao nuôi, chúng sẽ làm cho nước màu vàng nâu hay vàng đục (màu nước trà). Nhóm tảo khuê thường xuất hiện trong ao nuôi tôm gồm: Navicula sp, Cheatoceros sp, Skeletonema sp, Nitzschia sp… Tảo khuê phát triển khi ao nuôi có dinh dưỡng thấp, tỉ lệ đạm/ lân >15/1, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu vụ nuôi.

2. Lợi ích của tảo khuê trong ao nuôi 

Nhờ vào thành phần sinh hoá mà tảo khuê rất tốt cho tôm cá. Chúng chứa xenluloza nhưng giàu sterol, acid béo không bão hoà, canxi, magie, sắt, các muối vô cơ và các vitamin khác nhau, có thể được động vật thuỷ sản hấp thu và tiêu hoá tốt. Đồng thời, chúng có tác dụng đặc biệt trong việc lọc nước và cân bằng sinh thái của thuỷ vực. Do đó, các ao nuôi với thực vật phù du chiếm ưu thế là tảo khuê, đã được coi là một trong những môi trường thuỷ sinh tốt nhất trong nuôi trồng thuỷ sản.

Nhiều thử nghiệm cho thấy thức ăn từ tảo cho tôm, cá sẽ giúp tăng năng suất cao hơn so với khi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp. Thế nên, sử dụng vi tảo như một nhu cầu cấp thiết để sản xuất thức ăn giàu dinh dưỡng cung cấp cho thuỷ sản.

Tập hợp tảo khuê là một hỗn hợp chất dinh dưỡng mới lạ, giúp kích thích sự phát triển của thuỷ sản. Tập hợp này giúp tạo ra thứ ăn tươi sống trong nước ao, giúp tăng trưởng bền vững, sạch bệnh, an toàn cho sự tồn tại của tôm cá để đạt được sản lượng tối đa. Trong ao nuôi tôm, tập hợp tảo khuê tiết kiệm đến 15% sự phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, vì tôm thích tảo khuê sống hơn là thức ăn viên.

Trong ao có sự đa dạng sinh vật phù du, nếu màu nước “nâu vàng” cho thấy ao đang được làm giàu bởi các loài tảo khuê. Ngoài ra, tảo khuê cũng sẽ hạn chế các chất độc amoniac và kim loại nạng, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các loại tảo sợ không mong muốn trong hồ nuôi. Tảo khuê đóng vai trò như hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước, chúng hỗ trợ giúp ổn định các thông số môi trường trong ao. Tảo khuê chiếm ưu thế trong ao sẽ tạo độ đục phù hợp, giảm hiện tượng ăn thịt đồng loại trong nuôi tôm. Các loại tảo này còn cạnh tranh chất dinh dưỡng và làm giảm quần thể vi khuẩn gây bệnh. Việc tận dụng hợp lý cộng đồng tảo khuê trong hệ sinh thái ao nuôi với các biện pháp quản lý thích hợp chắc chắn sẽ nâng cao sản lượng tôm cá.
3. Gây màu nước tảo khuê
Màu nước ao nuôi cho biết loài tảo đang chiếm ưu thế. Do sự phản xạ ánh sáng của các sắc tố quang hợp, các loài tảo khác nhau tạo ra màu nước khác nhau. Màu nước biến động là do sự thay đổi và biến động của tảo. Khi tảo hoàn toàn bị thay thế, nước thường chuyển sang trắng hoặc đục.
Màu vàng nâu hoặc nâu hơi đỏ: Là màu nước tốt nhưng khó đạt; Tảo khuê cao; Nước mặn, nhiệt độ thấp, hàm lượng hữu cơ thấp; Độ trong 25 – 35 cm.
Giai đoạn thích hợp để gây màu nước tảo khuê đó là chuẩn bị thả giống. Thực hiện như sau: Sau khi diệt khuẩn sát trùng nguồn nước, 3 – 5 ngày sau tiến hành cấy men vi sinh để tạo màu nước tảo khuê với liều lượng 500 g cho 5.000 m8 nước. Sử dụng khoáng tạt 1 kg cho 1.000 mở để kích thích tảo thuê và tảo có lợi trong ao phát triển ổn định, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú giúp giảm hệ số tiêu tốn thức ăn. Sau 2 – 3 ngày khi nước ao nuôi tôm có màu trà có thể tiến hành thả giống.
Trona giai đoan nuôi từ tháng thứ 2 trở đi ao nuôi sẽ có rất nhiều chất dinh dưỡng do lương thức ăn và chất thải của tôm gây ra. Lúc này tảo độc sẽ có điều kiện phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong ao.
Để màu nước là màu của tảo khuê đòi hỏi cần quản lý tốt lượng thức ăn và thường xuyên xử lý các chất hữu cơ tích tụ đáy ao. Nên sử dụng men vi sinh định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần, liều dùng 500 g/5.000 mở nước. Nên cấy vi sinh lúc 18h chiều để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. PC Silic Gây tảo khuê

Để phát triển tảo khuê trong hồ nuôi, các hộ nuôi tôm sử dụng các chế phẩm sinh học khác nhau. Trong đó, PC Silic Gây tảo khuê là lựa chọn tối ưu mà các hộ nuôi tin tưởng. PC-SILIC Gây Tảo Khuê được sử dụng để:
– Phân hủy mùn hữu cơ, thức ăn dư trong ao nuôi.
– Giảm khí độc NH3 H2S, làm sạch đáy va nước ao nuôi.
– Gây màu nước nuôi tôm, kích tảo khuê phát triển.

Gói 227gr PC-SILIC Gây Tảo Khuê dùng cho 500m3 nước ao nuôi, dùng vào buổi tối. Sử dụng sản phẩm PC-SILIC Gây Tảo Khuê trong thời điểm thả tôm hoặc sau khi nước ao nuôi bị sập tảo (mất màu). Có thể dùng 1-3 lần/tuần khi màu nước chưa đạt yêu cầu hoặc đối với ao khó nuôi tảo. Có thể sử dụng tăng cường trong vụ nuôi khi màu nước chưa đạt.